Phỏng vấn Đức Hồng y Marc Ouellet, bộ trưởng Bộ Giám mục và chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ La Tinh. Ngài theo dõi toàn bộ Thượng hội đồng Amazon và vừa xuất bản quyển sách Bằng hữu của Hiền phu. Để có một cái nhìn đổi mới về bậc sống độc thân, hỗ trợ mạnh mẽ cho bậc sống độc thân. (Amis de l’Époux. Pour une vision renouvelée du célibat sacerdotal, nxb. Parole et Silence)
Báo Figaro: Cha nghĩ gì về kết luận của Thượng hội đồng Amazon?
Đức Hồng y Marc Ouellet: Đã có một sự đồng thuận dù có các giới hạn trong việc áp dụng phương thức đồng nghị. Thượng hội đồng kết thúc trong tinh thần thanh thản, nhưng không mấy hăng say. Đức Phanxicô đã tóm tắt ý nghĩa tài liệu cuối cùng, một tài liệu có tính cách tham khảo, phần hay nhất của tài liệu là các chẩn đoán về sinh thái, xã hội và mục vụ. Tôi hoàn toàn đồng ý trong chiều hướng này và cám ơn ngài đã có sáng kiến quan trọng này cho vùng, cho hành tinh, ngài có công gây ra nhận thức sâu sắc, cấp bách cho việc trở lại trong công việc truyền giáo, sinh thái và đồng nghị dưới ánh sáng của Tin Mừng.
Không “bán rẻ giáo lý công giáo về chức thánh và bậc sống độc thân cho các nhu cầu được cảm nhận hay trong các tình huống thái cực của mục vụ”, cha đã viết trong quyển sách của cha. Điều này đã diễn ra như thế nào ở thượng hội đồng?
Quá trình tham vấn chuẩn bị đưa đến Tài liệu làm việc (Instrumentum laboris) cho thượng hội đồng phản ánh tác động ý thức hệ của một nền thần học “địa phương” (india) đã duy trì cho đến tài liệu cuối cùng, mà phản ánh toàn bộ ít có tinh thần phúc âm, chắc chắn các định hướng thì tích cực đối với vấn đề sinh thái toàn diện, nhưng ít có khả năng nâng cao một nhiệt huyết truyền giáo mới.
Tuy nhiên cha viết việc phong chức cho các ông đã lập gia đình có thể có “một tác động khôn lường và khá dễ đoán trên ơn gọi của đời sống thánh hiến”…
Trên thực tế, lựa chọn này được ưu tiên không phải do thiếu linh mục mà do dự án của một Giáo hội hội nhập văn hóa với hình ảnh vùng Amazon. Vì thế lựa chọn này được đưa lên hàng đầu và được duy trì để đạt được mục đích này. Thêm nữa, chúng ta có thể tự hỏi liệu một sự xen kẽ như vậy có thật sự phản ánh khát vọng của tín hữu vùng Amazon hay đây chỉ là tiếng vang của một giáo hội học suy yếu đến từ các chân trời khác? Vì thế nên ít chú trọng đến việc loan báo Chúa Kitô trong tính siêu việt thiêng liêng của Ngài và vai trò trung gian duy nhất cho sự cứu rỗi, có thể là nguồn của của ơn gọi bậc sống độc thân của tu sĩ hay của chức thánh. Theo tôi, dựa vào vào sự thay thế một tu sĩ lập gia đình thì không nhất quán với tinh thần truyền giáo như Đức Giáo hoàng cổ động.
Đối với một số người, việc sửa đổi cuộc sống độc thân của linh mục sẽ là giải pháp cho những tệ nạn của Giáo hội, trong đó có sự suy giảm ơn gọi.
Điều không thể phủ nhận là việc giảm sút ơn gọi có một phần liên quan đến các vụ lạm dụng, nhưng sẽ là sai lầm khi đặt vấn đề về bậc sống độc thân, vì hiện tượng tai tiếng này được thấy ở nơi khác với một tỷ lệ rất lớn. Tôi nghĩ đặc biệt Giáo hội latinh đã bỏ qua truyền thống độc thân riêng của mình, đã có từ thời các thánh tông đồ với các hội đồng truyền giáo, đó là bí ẩn và là động lực cho sức mạnh lan truyền trong việc truyền giáo. Chúng ta thường tóm tắt mà không có tinh thần phê phán, cho rằng đây chỉ là một kỷ luật của giáo hội có sau này, nhưng thật ra đây là tình trạng của chính đời sống Chúa Giêsu Kitô, nhấn mạnh đến điểm Hiền phu của nhân loại, mà Ngài mời gọi các sứ vụ viên của Ngài chia sẻ. Tôi cũng xin nói thêm, sức mạnh của giáo phái ngũ tuần là ở sự loan báo mạnh mẽ kérygme, có nghĩa là cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc duy nhất trong quyền năng của Chúa Thánh Thần. Chắc chắn chúng ta có thể rút ra ở đây một vài bài học.
Cha nghĩ gì về việc phong chức phó tế cho phụ nữ?
Câu hỏi được đặt ra, liệu có các khả thể nào gia tăng trách nhiệm cho phụ nữ trong đời sống Giáo hội không. Tình trạng này ở vùng Amazon thì thật bi thảm và cấp bách, phải nâng cao giá trị của phụ nữ, nhận biết quyền căn bản của họ. Nhưng cũng phải làm trong tinh thần tôn trọng tính đặc thù và đặc sủng riêng của họ, chứ không theo khuôn mẫu nam giáo sĩ. Khuôn mẫu tiêu biểu là hình ảnh Đức Mẹ Guadalupe hiện ra năm 1531 ở Juan Diego, Mêhicô; hình ảnh Đức Mẹ lai giữa các dân tộc, chính Mẹ là chìa khóa cho việc truyền giáo hội nhập văn hóa ở Châu Mỹ La Tinh.
Có phải thượng hội đồng này bị rơi vào các “khẩu hiệu” để truyền giáo hay “sáng tạo hời hợt” mà cha tố cáo trong quyển sách của cha không?
Thượng hội đồng này là một sáng kiến rất quan trọng của Đức Phanxicô để tái đẩy mạnh trong bối cảnh suy giảm mà lý do chính là sinh thái toàn diện của vùng Amazon. Thượng hội đồng sẽ để lại hoa trái rất tích cực trên tình đoàn kết của Giáo hội với các dân tộc bản địa bị đe dọa và với sự thay đổi não trạng và lối sống vượt ra khỏi các vùng này. Đồng thời nguyên nhân của việc truyền giáo đã không được thúc đẩy với một sự rõ ràng về tầm nhìn và về động lực. Nhưng tôi tin tưởng: Đức Phanxicô sẽ thu thập các đề xuất tốt nhất, mang đến cho các đề xuất này một đặc tính truyền giáo hơn, lợi ích cho việc hội nhập văn hóa địa phương, chứ không phải chỉ một giả định cách biệt với các truyền thống của họ.
Các người công giáo và các giáo sĩ có bị chia rẽ khi đối diện với các phát triển này không? Làm thế nào Đức Phanxicô có thể gìn giữ đơn vị hiệp nhất của Giáo hội?
Tôi rất vui mừng vì trong những ngày này chúng tôi đã cho xuất bản quyển sách Têrêxa và Phanxicô của bà Elisabeth de Baudoüin, tác phẩm cho thấy nguồn cảm hứng truyền giáo của Đức Phanxicô và cộng đồng về tầm nhìn truyền giáo của nữ thánh thần nghiệm Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Với những ai bị cuốn theo các diễn giải ý thức hệ về hành động của ngài, tôi khuyên họ suy nghĩ về đời sống cầu nguyện của ngài, bắt chước tấm lòng trắc ẩn và thương xót của ngài và tôn trọng quyết tâm cải cách dựa trên Tin Mừng của ngài.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
(phanxico.vn 29.10.2019/ lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois, 2019-10-27)
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.