Đức Thánh Cha gặp các nạn nhân của “Tam Đại Họa – Triple Disaster”

Tình liên đới của người Nhật

ĐTC ca ngợi tinh thần liên đới của người dân Nhật: “Tám năm sau thảm họa, Nhật Bản đã cho thấy một dân tộc có thể hiệp nhất như thế nào trong tình liên đới, kiên nhẫn và khả năng chịu đựng. Tôi mời quý vị tiến về phía trước mỗi ngày, từng chút một, để xây dựng tương lai dựa trên tình liên đới và cùng nhau dấn thân, cho chính cuộc sống của quý vị, cho con cháu và cho các thế hệ mai sau”.

Công nghệ không phải là thước đo duy nhất cho sự phát triển của con người

Liên quan đến thảm họa, ĐTC nói về tiến bộ của công nghệ: “Thời đại của chúng ta bị cám dỗ cho rằng tiến bộ công nghệ là thước đo cho sự phát triển của con người. ‘Kiểu mẫu công nghệ’ phát triển này định hình cuộc sống của mọi người và sự vận hành của xã hội và thường dẫn đến một chủ nghĩa giản lược, chạm đến tất cả các lĩnh vực trong xã hội của chúng ta. Vì thế, điều quan trọng là phải dừng lại, suy nghĩ và tự hỏi: Chúng ta là ai? Và có lẽ quan trọng hơn, chúng ta muốn trở thành ai? Mô hình thế giới nào, loại di sản nào chúng ta muốn để lại cho những người đến sau chúng ta? Trí tuệ và kinh nghiệm của người già, cùng với sự dấn thân và nhiệt huyết của người trẻ, có thể giúp hình thành một tầm nhìn khác, một cái nhìn trân trọng món quà của cuộc sống và tình liên đới với anh chị em chúng ta trong một gia đình đa sắc tộc và đa văn hóa”.

Trách nhiệm đối với thế hệ tương lai

“Khi chúng ta nghĩ về tương lai của ngôi nhà chung của chúng ta, chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta không thể đưa ra những quyết định hoàn toàn ích kỷ. Chúng ta phải có trách nhiệm đối với các thế hệ tương lai. Tất cả chúng ta, mỗi người với chính văn hóa và kinh nghiệm, chính sáng kiến và khả năng của mình cùng nhau cộng tác như những dụng cụ của Chúa để chăm sóc công trình sáng tạo”.

Kết thúc bài huấn dụ, ĐTC nhắc nhở: “Anh chị em thân mến, để việc phục hồi và tái thiết sau thảm họa được tiếp tục, cần phải có nhiều bàn tay và nhiều trái tim hợp nhất như thể là một. Bằng cách này, những người đã gánh chịu thảm kịch sẽ nhận được hỗ trợ và biết rằng họ không bị lãng quên. Họ biết rằng nhiều người chia sẻ nỗi đau của họ và sẽ tiếp tục mở rộng bàn tay huynh đệ để giúp đỡ. Một lần nữa, tôi có lời khen và cảm ơn tất cả những ai đã cố gắng làm nhẹ gánh nặng của các nạn nhân. Lòng trắc ẩn này sẽ giúp cho mọi người tìm thấy hy vọng, sự ổn định và an toàn cho tương lai”.

Sau bài bài diễn văn, ĐTC được đưa tới Hoàng cung Tokyo Nhật Bản để gặp riêng Nhật hoàng Naruhito.

Nguồn: Vatican News

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi