Chúng ta thường hay nghe phàn nàn các nghi lễ của chúng ta, đặc biệt bí tích Thánh Thể là, chán và thiếu kết hợp với năng lực sống. Ngay lập tức có sự cám dỗ tức thời là làm sao cho bí tích Thánh Thể được sinh động hơn, thú vị hơn, lời ca tiếng hát nhiều hơn, vui vẻ hơn.
Tôi cho việc này chỉ làm phức tạp vấn đề hơn là giải quyết nó. Dù tự nó những chuyện này tốt đẹp như thế nào thì, lý do lời phàn nàn cho rằng dù lời ca tiếng hát, bài giảng có hay hơn, rốt cùng nó cũng không chạm đến cuộc sống thực tế.
Tại sao?
Langdon Gilkey bình luận rằng việc thờ phượng của ki-tô hữu không phải là ca tụng Thiên Chúa ở nơi chốn thiêng liêng đặc biệt nhưng là ca ngợi Chúa ở những nơi chốn bình thường. Điều này cũng đúng với chính con người chúng ta. Việc thờ phượng không phải chỉ là nâng lòng mình lên ở những nơi chốn thiêng liêng, nhưng còn nâng lòng mình lên ở những nơi chốn bình thường.
Nơi chốn bình thường cũng có một ít niềm vui và lòng biết ơn nhưng cũng có cay chua, ngờ vực, nhỏ nhen, ảo tưởng, đố kỵ và nhất là nặng nề.
Từ những nơi chốn bình thường, chúng ta đến với nhau trong các tâm trạng này, phần nào nó hạn chế niềm vui trong lòng chúng ta và, khi chúng ta quay quần chung quanh bàn thờ để nghe Lời Chúa thì, những tâm trạng này cũng không tự động biến mất. Thánh lễ cũng như gia đình và nơi chốn làm việc của chúng ta, nó cũng có hoài nghi, đố kỵ, chỉ trích, ảo tưởng và hiểu lầm. Chúng ta quay quần chung quanh bàn tiệc thánh, với cùng tổn thương chúng ta mang đến từ những bàn tiệc khác.
Vậy thì, thờ phượng không phải chỉ dâng lên niềm vui và thái độ biết ơn mà còn mở lòng chúng ta, làm cho lòng chúng ta chùng xuống với nỗi khổ, bóc trần ảo tưởng, bớt đố kỵ, bớt hiểu lầm. Nơi đây chúng ta được mời gọi để trở nên yếu mềm trước nhau, tha thứ và ôm lấy nhau. Cay chua, ghen ghét và ngờ vực nên mất đi; và nghi lễ nên giúp cho nó được diễn ra.
Thánh lễ chúng ta thiếu sót điểm này nhất.
Chung chung, sai không phải là thiếu ca hát nhảy mừng, nhưng mọi người chưa mở lòng. Thánh lễ chúng ta có quá ít buồn khổ.
Để một lòng một dạ với nhau, chúng ta phải cùng khổ với nhau, cùng bóc trần ảo tưởng, ghen tương, cay chua, tổn thương, đố kỵ, nhỏ nhen, hẹp hòi, gay gắt, nhút nhát và tất cả những gì làm chúng ta xa nhau.
Nếu thánh lễ không làm cho chúng ta phá tan hàng rào ngăn cách giữa nhau, thì đừng bao giờ hy vọng chúng ta phá tan hàng rào ngăn cách nhân loại. Như Jim Wallis nói: “Trong việc thờ phượng, cộng đoàn được khai phá… nếu nó không tự khai phá thì, chắc chắn trong cuộc sống bình thường, nó cũng không được khai phá, cũng như trong các công việc mục vụ cho thế giới bên ngoài.”
Đức Ki-tô có hiệu năng vì Người yếu mềm. Đức Ki-tô cũng thường sống trong thống khổ.
Thật là hay, nghi lễ duy nhất mà Đức Ki-tô mời gọi chúng ta lặp đi lặp lại là bí tích Thánh Thể. Trong bí tích này, chúng ta nhớ lại Người đã bị đau đớn, gãy đổ, trần trụi, tan vỡ, sợ hãi, nhục nhã, yếu mềm, thống khổ như thế nào. Để cử hành đúng đắn nghi lễ này, quả tim chúng ta phải có cùng cảm nhận như quả tim lòng Đức Ki-tô trong buổi tiệc Thánh Thể đầu tiên. Quả tim Người lúc đó như thế nào?
Hân hoan và biết ơn. Đúng. Tình yêu cho những người ngồi cùng bàn. Nhưng ngoài ra, lòng Người còn cảm thấy khổ sở, ước muốn sâu xa, sợ cho viễn cảnh đau đớn mà giờ đây đang hiện thực trước khi cộng đoàn được thành tựu.
Có thể cũng là một dịp tốt cho chúng ta khi ra về, thay vì đến một nơi vui chơi với người thân, chúng ta bắt chước Chúa Giêsu sau buổi tiệc ly, một mình đi vào vườn Cây Dầu để chịu thống khổ, đổ mồ hôi máu để xin sức mạnh uống chiếc ly đích thực – chiếc ly của yếu mềm.
Thỉnh thoảng khi trao Mình Thánh Chúa cho giáo dân, thay vì nói, “Mình Thánh Chúa Ki-tô,” Thánh Âu-tinh nói: “Hãy nhận chính con người thật của con.”
Thánh Âu-tinh đã nhận thức, dù lý do là gì đi nữa thì, ngôn từ của truyền phép “đây là thịt ta, đây là máu ta” mang ý nghĩa thay đổi đương sự hơn là thay đổi bánh và rượu.
Theo thánh Âu-tinh, quan trọng nhất là tín hữu trở thành sự hiện hữu đích thực của Thiên Chúa, họ trở thành thức ăn và thức uống cho thế gian, hơn là bánh và rượu.
Đó thật sự là, nhiệm vụ đích thực của Thánh Thể: thay đổi tín hữu, làm cho chúng ta trở nên sự hiện hữu đích thực.
Tuy nhiên điều này liên hệ đến hành động bẻ vỡ tất cả những gì làm chúng ta xa nhau. Nơi bàn tiệc Thánh Thể, có thể chúng ta không tự vệ được. Những tổn thương và ghen ghét phải được biểu lộ và ngấm vào. Và rồi quả tim chai đá sẽ thành quả tim bằng xương thịt, cay đắng cho lòng nhân ái.
Nhưng nghi lễ phụng vụ sống động, bài hát hay, bài giảng hay tự chúng sẽ không mang lại điều đó. Lời phàn nàn rằng nghi lễ chán ngắt đi sâu xa hơn. Ngay tại gốc rễ của nó là, tín hữu sẽ cử hành thánh lễ trong cộng đoàn yêu thương khi đầu tiên hết, thái độ tự vệ, ngờ vực lẫn nhau, cứng rắn phải bị vỡ ra. Nhưng muốn làm được như vậy, cần một sự tái sinh.
Trong sự sinh ra, có nước mắt và đau đớn. Đau khổ trước, vui mừng sau.
Trích sách Tập sống vượt lên nỗi sợ, Forgotten among the Lilies, Learning to Love Beyond Our Fears, Ronald Rolheiser
Nguyễn Kim An dịch.
(phanxico.vn 03.06.2019)
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.