Một kỷ nguyên mới vừa được khánh thành giữa hai miền bắc-nam Triều Tiên trong những tháng gần đây. Các tháng gần đây với sự kiện lịch sử: cuộc gặp của Kim Jong-un với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 6 vừa qua. Sau lần gặp đầu tiên vào tháng 4 với Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in, hai lãnh đạo lại có một cuộc gặp khác vào cuối tháng 9-2018. Khi tiếp Tổng thống Nam Hàn ở Bình Nhưỡng, chủ tịch Kim Jong-un khẳng định, ông sẽ “đón tiếp nồng nhiệt Đức Phanxicô” nếu ngài đến Bắc Hàn. Ngày 18 tháng 10 sắp tới, nhân chuyến đi của Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in đến Vatican, ông sẽ chuyển lời mời này đến Đức Phanxicô.
Lời cầu nguyện với “Nữ vương Triều Tiên”
Bàn tay đưa ra của nhà lãnh đạo Triều Tiên chính tự nó đã là một phép lạ nhỏ qua tính cách chưa từng có này. Thêm nữa, nước của nhà độc tài Kim Jong-un là nước được xem là nước khép kín nhất thế giới, bị cai trị bởi một chế độ độc tài với các biện pháp trấn áp khắc nghiệt nhất, nhất là đối với tín hữu kitô.
Chắc chắn phải thấy đây là thành quả của sự hết lòng làm việc thiêng liêng của Đức Phanxicô từ hơn một năm nay. Ngày 10 tháng 6 vừa qua, ngài đã cầu nguyện với Mẹ Maria, “Nữ vương Triều Tiên” để có một “tương lai hòa bình” có thể có cho vùng bán đảo Triều Tiên, sau nhiều tháng căng thẳng với chương trình hạch nhân của Bắc Triều Tiên. Ngài cũng xin các giám mục Nam Hàn cầu nguyện mỗi ngày cho sự giải hòa của hai miền.
Từ đó, một câu hỏi được đặt ra: Jorge Mario Bergoglio có thể thúc đẩy tiến trình hòa bình giữa hai miền bằng một chuyến thăm không? Kịch bản gần như có thể nhắm đến nhiều hơn bao giờ, vì đây không phải là kỳ công đầu tiên của giáo hoàng Argentina trên lãnh vực ngoại giao.
Có phải ngài ở đàng sau việc Mỹ và Cuba xích lại gần nhau năm 2014 đó không? Sự bình thường hóa quan hệ ngoại giao được công bố vào ngày 17 tháng 12, ngày sinh nhật thứ 78 của ngài là để vinh danh ngài. Chuyến đi của Barack Obama đến vùng đảo Cuba tháng 3 năm 2016, chỉ một tháng sau khi có sự can thiệp của Đức Phanxicô. Ngài là giáo hoàng đầu tiên gặp thượng phụ chính thống giáo Maxcơva.
Ai có thể hình dung Đức Giáo hoàng góp phần vào việc tái lập hòa bình ở Cô-lông-bi sau bao nhiêu năm nội chiến giữa Quốc gia và các nhóm nổi loạn của lực lượng kháng chiến FARC? Rồi ngay cả ngài dám đi Trung Phi tháng 11 năm 2015, khi đất nước này vừa mới thoát ra được một vụ huynh đệ tương tàn mới?
Về mặt kỹ thuật, chặng đường Bắc Hàn là chặng đường có thể đi được
Như thế không có gì ngăn Bắc Hàn không ở trên danh sách các tiến bộ ngoại giao này. Chẳng hạn, một điểm dừng ở vương quốc ẩn mình trong chuyến tông du Nhật năm 2019 đã được chính Đức Phanxicô loan báo.
Tuy nhiên trước khi có một quyết định như vậy, giám mục giáo phận Rôma phải cẩn thận lượng định các lý do của lời mời này… Ngài phải được đảm bảo rằng, nhà độc tài trẻ tuổi không chỉ đơn giản lợi dụng xuất hiện bên cạnh nhà lãnh đạo tôn giáo cao cả nhất thế giới để ‘đánh bóng mình’. Nhưng cũng có thể ngài thấy ngược lại, đây là bước đầu tiên tiến đến sự biến đổi thực sự.
Nếu có một cuộc gặp như thế, thì đây là dịp duy nhất, dịp có một không ai để thực hiện ước nguyện ấp ủ nhất trong lòng người công giáo Nam Hàn: xin cho lãnh đạo Bắc Hàn trở lại.
Một giám chức Nam Hàn đã tuyên bố khi các căng thẳng lên cao độ, một sự quay về có thể giúp cho nhà lãnh đạo tối cao chọn “một con đường mới để xây dựng sự sống chung và nhất là sự hòa giải” cho vùng bán đảo.
Dù thế nào đi chăng nữa, hàng năm người kế nhiệm Thánh Phêrô cũng nhận hàng chục lời mời đi thăm. Và chỉ vài nước vinh dự được ngài nhận lời. Chẳng hạn nước Pháp, nước đã mời ngài năm này qua năm khác, nhưng vẫn còn ở trên danh sách… chờ!
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Nguồn tin: Phanxico
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.