Trên 12 giáo hoàng tại chức từ năm 1846, Giáo hội công giáo sắp phong thánh giáo hoàng thứ tư (3 trong số này được phong trong 50 năm gần đây), phong chân phước một và sẽ mở hai án phong chân phước sắp tới đây. Tác giả Bernard Lecomte, một chuyên gia về các triều giáo hoàng cho rằng, sự tự-vinh danh la-mã như vậy về lâu về dài “sẽ làm một cửa hiệu.”
Sử gia Paul Airiau trong tác phẩm Tự điển Vatican và Tòa Thánh (Dictionnaire du Vatican et du Saint-Siège, nxb. Robert Laffont, dưới quyền điều khiển của Christophe Dickès) cho rằng, việc phong thánh các giáo hoàng được triển khai từ năm 1850 nhằm củng cố quyền uy giáo hoàng, dù trước đó cũng đã có một số khá lớn giáo hoàng được phong thánh. Năm 1954, Đức Piô XII phong thánh cho Đức Piô X qua đời năm 1923. Sử gia Airiau giải thích: “Như thế Đức Piô XII xem Đức Piô X là gương mẫu của người bảo vệ cho giáo điều và sự độc lập của Giáo hội, khi chế độ cộng sản bách hại người công giáo, và sự làm mới lại giáo lý và mục vụ được khẳng định.”
Một cách nghịch lý, đặc biệt là sau Công đồng Vatican II, sự thánh thiện của giáo hoàng được hệ thống hóa. Trong một hành động tế nhị cân bằng hậu công đồng, Đức Phaolô VI đưa ra trường hợp các giáo hoàng Phaolô VI và Gioan XXIII để nhấn mạnh đến sự liên tục giữa hai người tiền nhiệm của mình: một mặt là sự trường kỳ của giáo điều, mặt kia là sự canh tân mục vụ.
Đúng, đó là một giáo hoàng lớn. Nhưng không phải là Thánh Vinh Sơn Phaolô hay Mẹ Têrêxa. Người dạy giáo lý nào ở giáo phận Bamako, Mali đã cảm hứng cho Đức Phaolô-VI?
– Bernard Lecomte, chuyên gia về triều giáo hoàng
Vào thời Đức Gioan-Phaolô II, bước qua thế kỷ 21, thời gian bước nhanh và các vụ phong thánh cũng bước nhanh. Tiến trình được đơn giản hóa, con số các thánh và chân phước nở rộ. Giáo hoàng Ba Lan cũng không tránh được làn sóng này, ngài có đặc sủng đặc biệt và đi nhiều nơi trên thế giới, nên khi vừa nghe tin ngài qua đời năm 2005, đám đông đã la lên ở quảng trường Thánh Phêrô “Phong thánh ngay!” (Santo Subito!). Sự kiện vượt lên các động lực chính trị của Vatican như các thế kỷ trước.
Theo tác giả Paul Airiau, việc mở tiến trình phong chân phước cho Đức Gioan-Phaolô I năm 2003, mà triều giáo hoàng của ngài chỉ kéo dài 30 ngày, “phản ảnh một quá trình sâu sắc” tạo cảm hứng cho các giáo hoàng: “Sự thánh thiện của Giáo hội phản ảnh qua vị lãnh đạo của mình.” Với Đức Phaolô-VI, Giáo hoàng Phanxicô nối tiếp việc phong thánh cho các giáo hoàng gần đây. Sử Bernard Lecomte, chuyên gia về triều giáo hoàng nói: “Đúng, đó là một giáo hoàng lớn. Nhưng không phải là Thánh Vinh Sơn Phaolô hay Mẹ Têrêxa. Người dạy giáo lý nào ở giáo phận Bamako, Mali đã cảm hứng cho Đức Phaolô-VI?”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
(phanxico.vn 10.10.2018/ lavie.fr, Sixtine Chartier, 2018-10-05)
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.