Phải làm gì?
Trước hết phải dùng khăn lau chén thánh, đó là chiếc khăn nhỏ bằng vải mỏng dùng đặt trên chén thánh, bên dưới tấm đĩa thánh. Chiếc khăn này dùng để lau chén thánh, đặc biệt dùng để gom các mẩu vụn Mình Thánh Chúa còn sót trong bình đựng. Cha Cuchet giải thích: đây là loại khăn mỏng dành riêng trong phụng vụ và không thể giặt chung trong máy giặt như khăn bàn thờ. Những khăn này phải được giặt sạch bằng ba lần nước khác nhau, sau đó nước này được đổ ngoài vườn hay dưới gốc cây, không bao giờ được đổ nước này vào hệ thống thoát nước. Đây là loại khăn rất đặc biệt, vì khăn tiếp xúc trực tiếp với Mình Thánh Chúa.
Cách thức
Vì vậy, chúng ta sẽ dùng khăn thánh để thấm nước. Linh mục nhặt Mình Thánh Chúa lên và dùng khăn thánh lau sạch nơi Bánh Thánh rơi xuống. Không phải là chùi sạch nhưng đảm bảo không còn mẩu Bánh Thánh nào còn sót lại trên đất. Thật vậy, dưới hình thức Bánh Thánh, là chính Mình, Máu, Linh Hồn và Thiên Tính của Chúa Giêsu. Sự hiện diện của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể là chính Chúa Giêsu trên Trời, kể từ khi Ngài sống lại và lên Trời, có nghĩa là trọn Thiên Chúa. Đây là biểu lộ khía cạnh thiêng liêng của thánh lễ với hy lễ dâng hiến của Chúa Giêsu trong thánh lễ, và hiện tại hóa hiến tế của Chúa Giêsu ngày xưa (chúng ta lập lại việc Chúa đã làm trong tối Thứ Năm Tuần Thánh). Khi xong việc tẩy sạch nơi Mình Thánh Chúa rơi xuống, chúng ta tiếp tục cho rước lễ. Chính linh mục chủ tế rước Bánh Thánh đã rơi xuống đất, nếu quá dơ thì được phép hòa tan trong bình đựng và Bánh Thánh sẽ tự tan.
Đến khi nào bánh thánh được thánh hóa?
Linh mục Cuchet giải thích, bản thể của Mình Thánh Chúa vẫn còn khi sự việc rủi ro xảy ra, đây là thuật ngữ triết học để nói lên những gì ngũ quan có thể quan sát. Cho nên mọi vật tồn tại trong bản chất của nó và vẫn tồn tại qua các rủi ro có thể nhận biết qua ngũ quan của chúng ta. Đây là tất cả ý nghĩa thần học của sự biến đổi bản thể. Khi hòa tan trong nước, các rủi ro của Bánh Thánh biến mất không còn tồn tại do rủi ro. Người ta nói khi Bánh Thánh bị biến đổi thì mất đi tính cách thánh hiến.
Mình Thánh Chúa dính vào ngón tay
Cha Cuchet nêu lên: “Đã có lần bánh Thánh rơi xuống đất khi tôi cho rước lễ. Trong nghi thức đặc biệt tôi cử hành. Chúng tôi chỉ trao Mình Thánh Chúa vào miệng với cái đĩa do người giúp lễ hứng. Mặc dù có sự chuẩn bị cẩn trọng này, nhưng đôi khi tôi đã làm rơi Mình Thánh Chúa, nhất là khi trời nóng bức, bánh thánh dính vào ngón tay và bị rơi xuống đất hoặc rơi vào đĩa. Và như tôi đã nói, tôi tạm ngưng cho rước lễ, tôi đi lấy khăn thánh để nhặt Mình Thánh Chúa. Đây là lý do vì sao ngày xưa, ngoài việc dùng đĩa hứng, người ta còn dùng khăn trải trên bàn quỳ rước lễ.
Nếu chén thánh bị đổ
Cha Denis Cuchet giải thích, cũng theo cách tương tự, nếu chén thánh bị đổ trên bàn thờ, theo nghi thức thông thường, chúng ta có ba khăn thánh được trải trên bàn thờ, ba khăn là để dùng vào việc này. Nếu có vài giọt Máu Thánh rơi xuống đất trong lúc cho rước lễ dưới hai hình thức (Mình Thánh và Máu thánh), chúng ta cũng dùng khăn thánh để thấm nước đã rơi xuống.
Phụ lục: được nhắc lại trong Tông huấn Sứ vụ Đấng Cứu Thế (Redemptoris sacramentumde) năm 2004 (Chương V – 132):
“Không ai được lấy Mình Thánh Chúa ở nhà tạm đem đặt ở nơi khác, đó là trái với quy luật phụng vụ. Ngoài ra, chúng ta phải nhớ rằng nếu mang Mình Thánh Chúa ở nhà tạm đi đặt nơi khác, hoặc ném Mình Thánh Chúa xuống đất, đó là hành động phạm thánh, tội này chỉ có Bộ Giáo lý Đức tin mới có quyền giải.
Pacôme Hồng Phước dịch
Nguồn tin: Phanxico
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.