Đồng tính luyến ái: tự nhiên hay đắc thủ?

Hỏi (chi tiết): 

Thưa cha, tờ tạp chí khoa học mới đây nói về sự khác biệt giữa sự cấu tạo thần kinh của những người khác phái tính và những người đồng tính. Sự khám phá mới này có mang lại việc thay đổi phán quyết luân lý về những người đồng tính luyến ái không và trong nghĩa nào?

Phan G. Sài Gòn

 
gay_marriage_largeĐáp: 

Đồng tính luyến ái: Bẩm sinh hay đắc thủ? Khoa học không mang lại cho chúng ta một câu trả lời chắc chắn cho vấn nạn trên, vì thế cho đến bây giờ người ta chỉ có thể dựa theo tâm lý học để có thể giải thích về tình trạng ấy mà thôi. Ông Sigmund Freud, nhà tâm lý học nổi tiếng, cho rằng chúng cần phải trở về thuở thiếu thời để tìm kiếm những lý do dẫn đến tình trạng này. Nhiều người đã nghe nói đến cái gọi là “mặc cảm Ê-đíp” và mặc cảm Ê-let-tra”. Ông Freud quan sát sự phát triển hài hoà, theo nghĩa nam/nữ, là nhờ hai hình ảnh của người cha và người mẹ. Trẻ nam/nữ dần dần nhận ra mình bằng cách so sánh với người cha hay người mẹ đồng phái tính, và tự bổ túc nhờ người cha hay người mẹ khác phái tính. Nếu điều đó không xảy đến thì sẽ sinh ra chiều hướng đồng tính, vì trẻ nam/nữ nhận ra mình với người cha hay người mẹ khác phái tính.

Trong những thập niên cuối cùng này, khoa tâm lý đã nhường bước cho khoa sinh học. Những báo chí khoa học cho chúng ta biết nhiều khám phá mới về những lãnh vực sinh lý và thể lý cách tỉ mỉ liên quan đến cuộc sống của con người. Họ đã dùng mọi cách để có thể cắt nghĩa về nguyên do và sự biểu lộ hiện tượng đồng tính qua một cái nhìn chung về những lãnh vực sinh học (tự nhiên) và tâm lý (văn hoá).

Tuy nguyên do của sự đồng tính không mấy rõ ràng, nhưng chiều hướng của nó thì lại rõ ràng hơn: đồng tính nam hay nữ biểu lộ sự thiếu khả năng tương quan với người khác phái, tự khép mình vào thế giới riêng. Con người sống trong tình trạng như thế quả thực là nghèo nàn. Thật vậy, sự phong phú con người có được là nhờ sự hỗ tương nam/nữ, và vì thế tự khép mình lại trong sự đồng tình (omo=giống nhau) nói lên một khuyết tật. Chắc chắn cá nhân ấy không có tội tình gì, nhưng điều đó không thay đổi sự kiện cách khách quan về một hoàn cảnh “vô trật tự”.

Nếu trong tương lai khoa học khám phá ra cá thể người đồng tính là vấn đề tự nhiên thì có thể thay đổi phán quyết luân lý về những người đồng tính không? Chúng ta cần nhìn nhận rằng việc đồng tính không phải là một sự chọn lựa của chủ thể, do đó cá nhân ấy không có trách nhiệm. Chính vì thế mà điều kiện đồng tính do từ những yếu tố sinh học như những khám phá mới đây cho biết, cũng như những nhà tâm lý, muốn làm cho người ta tin như từ trước đến nay người ta vẫn nghĩ. Cá nhân không chọn cho mình trở nên người đồng tính. Hơn thế nữa đến một lúc nào đó trong cuộc đời, họ khám phá ra sự khác biệt của mình với một tâm trạng đau khổ lớn lao và một tâm lý bất ổn.

Cần tìm cho cuộc sống một ý nghĩa

Chúng ta phải làm gì? Trước hết, chúng ta cần giúp cho người đồng tính biết phân biệt những gì thuộc tình trạng và những gì tuỳ vào ý chí của họ. Một khi nhận ra được tình trạng không thể thay đổi của điều kiện đồng tính thì thái độ đúng nhất là chấp nhận chính mình, tìm cách “chung sống” với điều kiện ấy và từ đó tìm cho cuộc sống một ý nghĩa trong chiều hướng của những giá trị luân lý và đạo đức. Người đồng tính có quyền sống trong cộng đoàn dân sự cũng như giáo hội, còn các hình thức kỳ thị khinh miệt đều phi nhân và chống lại tinh thần Kitô giáo.

Người đồng tính cảm thấy mình không được Giáo Hội thông hiểu và luân lý của giáo hội như buộc họ phải “độc thân”. Luân lý công giáo đặt nền tảng sự cấm đoán việc giao hợp thể lý trên sự thật về tính dục sinh lý được biểu lộ qua tình yêu giữa người nam và người nữ trong hôn nhân, một tình yêu được mời gọi để vượt khỏi chính mình trong khả năng và trong ân huệ sự sống. Nếu luân lý áp dụng cách bắt buộc thì hành động ấy không xứng hợp với con người. Vì vậy, Giáo Hội luôn mời gọi và chỉ có sự xác tín và nhận thức giữa cách sống nhân bản mới có thể mang lại kết quả tốt đẹp. Tất nhiên, xu hướng đồng tính cũng như khác phái tính không bị lên án, nhưng cần được điều hợp và hướng dẫn trong nghĩa xây dựng một nền nhân bản đích thực. Đó là con người cần sống tình bằng hữu và mối tương quan giữa người với người mà không chỉ quy hướng tất cả vào tính dục và sự thỏa mãn tình dục.

Không loại trừ một ai

Giáo hội không tự giới hạn mình vào việc loan truyền luân lý, nhưng được mời gọi để mang lại sự cứu độ cho tất cả mọi người và những người nghèo khổ. Và những người nghèo không chỉ là những người thiếu của cải vật chất. Giáo Hội và các Kitô hữu tìm thấy cách sống đúng nhất của mình nhờ quy hướng vào một bậc thầy duy nhất và là mẫu mực của đời sống: đó là Đức Giêsu Na-da-ret. Nhân danh phẩm giá con người, hình ảnh của Thiên Chúa, Ngài tố cáo mọi hình thức bỏ rơi và loại trừ mà có thể những người đồng tính phải chịu.

Bởi vậy, nhiều “phong trào nhân quyền” khác nhau cần được hỗ trợ để bảo vệ cho những người đồng tính. Nhưng cũng cần phải biết nhận định để đừng lừa gạt dân chúng. Thật vậy, có một số phong trào thay vì mở đường cho việc giải phóng cho con người được tự do, lại lợi dụng và làm cho con người trở thành nô lệ. Những hình thức quá khích cho thấy sự thiếu khả năng chấp nhận những giới hạn của mình, chẳng hạn như việc nhìn nhận pháp lý đối với những “cặp đồng tính”, quyền có con cái nhờ kỹ thuật thụ thai nhân tạo. Những thành quả ấy không mang lại một ích lợi gì cả: không giúp con người biết can đảm sống và chấp nhận chính điều kiện sống của mình một cách tin tưởng.

Người phụ trách: 

 Lm. Agostino Nguyễn Văn Dụ

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi