Sa mạc Sahara còn được gọi là “Biển Chết”. Những ai đi vào sa mạc này đều một đi không trở lại. Cho đến năm 1814, một nhóm khảo cổ lần đầu tiên phá vỡ lời nguyền chết chóc này.
Khi đó, khắp nơi trong sa mạc đều có thể thấy xương cốt của người chết, trưởng nhóm khảo cổ luôn bảo mọi người dừng lại, chọn những chỗ cao để đào đất chôn những bộ xương kia xuống rồi dùng cành cây hoặc phiến đá để làm bia mộ cho họ. Thế nhưng xương cốt trong sa mạc thật sự là quá nhiều, việc đào mộ tốn rất nhiều thời gian.
Thế nhưng người đội trưởng vẫn kiên quyết nói: “Mỗi một bộ xương đều từng là người đồng hành chúng ta, sao có thể nhẫn tâm để họ phơi xác nơi hoang mạc chứ?”
Khoảng một tuần sau, nhóm khảo cổ phát hiện rất nhiều di tích cổ xưa cũng như những văn vật gây chấn động thế giới trong gia mạc.
Nhưng khi họ đang rời đi thì đột nhiên xảy ra bão cát, suốt mấy ngày mấy đêm không nhìn thấy mặt trời. Tiếp đó, la bàn không còn hoạt động được nữa, nhóm khảo cổ hoàn toàn bị mất phương hướng, thức ăn và nước ngọt bắt đầu cạn kiệt, lúc này họ mới hiểu được vì sao những người đồng hành trước kia không thể đi ra khỏi sa mạc được.
Đúng vào lúc nguy nan, người đội trưởng bỗng nói: “Đừng tuyệt vọng, chúng ta đã để lại rất nhiều điểm đánh dấu trên đường đến.”
Họ lần theo số bia mộ đã lập trên đường đến, cuối cùng đã ra khỏi được Biển Chết.
Khi trả lời phỏng vấn của tờ The Times, các thành viên của nhóm khảo cổ đều xúc động: “Sự lương thiện là biển dẫn đường mà chúng tôi để lại cho chính mình”.
Trong sa mạc, sự lương thiện là biển dẫn đường để tìm được đường về nhà. Trên đường đời, sự lương thiện là kim chỉ nam cho tâm hồn, giúp chúng ta mãi mãi không đánh mất phương hướng.
Sưu tầm
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.