Có lẽ nên nói đôi điều về tầm quan trọng ‘tâm lý’ ngay cả không nói ‘tâm lý học’. Một số điều được diễn tả rất trừu tượng có thể trở thành cụ thể bởi vì nó diễn tả rõ hơn điều có giá trị phổ quát nhưng lại dễ dàng ra mờ ảo bởi những điều thứ yếu. Ngày nay ai đó đôi khi có cảm tưởng người ta hầu như không hạnh phúc vì họ muốn được hạnh phúc bất cứ giá nào. Họ đau khổ vì nỗi giằng co gây vỡ mộng: Họ nghĩ họ hụt mất điều ấy đến nỗi điều ấy vuột đi trước khi họ phải ra đi. Đồng thời họ biết rất sớm họ phải ra đi mà chẳng còn nhiều thời giờ đủ cho bất cứ điều gì có thể mang lại hạnh phúc. Đó là lý do họ nghĩ rằng điều quan trọng nhất là cẩn trọng không để lỡ bất cứ cơ hội nào. Nhưng trong thực tế nỗi sợ không lĩnh hội tất cả mọi thứ trải ra trên mặt bàn cuộc đời có nghĩa là chẳng thưởng thức được điều gì cả: Đơn giản là ‘nhồi nhét’ mọi chuyện, nhưng ‘tiêu hóa’ không nổi. Suy cho cùng mọi sự trôi qua nối tiếp nhau, và chẳng nghiệm được điều nào vì người ấy muốn trải nghiệm tất cả.
Thật dễ dàng để thấy đó không phải là phương thức đạt yêu cầu. Mọi người thực sự đã biết. Một người chỉ mang trong tâm trí, ở đây ta dùng từ ngữ trừu tượng để chúng ta có thể thấy rõ hơn, những khả thể hữu dụng cho hành động tự do luôn luôn lớn hơn thực tại ta làm được. Người ta không bao giờ hiện diện mọi nơi trong một lúc. Tiếp thu một khả thể luôn luôn là để sang một bên những cái khác, trừ phi người ta bao trùm cả đời vô giới hạn. Một người luôn ước quá điều mình có thể làm, và cái người ấy thấy, không chỉ là cái hứa hẹn một điều chưa đến, nhưng còn là sự từ bỏ nhiều điều, mà cuối cùng từ bỏ mọi sự, trừ khoảng phút giây đang trải qua. Có nhiều điều sẽ không trở lại, vì nó chỉ có thể ở đây bởi điều thực sự được thực hiện. Thực tại hạn hẹp là cái chết trước những khả thể vô tận. Cái khả thể vô tận chết yểu trong ‘bụng’ của thực tại. Tất cả điếu ấy, như đã nói, thì dễ thấy. Hậu quả cũng rõ ràng, nghĩa là, khả năng để cho các sự việc êm đềm trôi vào dĩ vãng là một trong các nghệ thuật sống quan trọng cần thiết làm cho hiện sinh chúng ta tự do và chấp nhận được.
Tuy nhiên trong thực tế, sự khôn ngoan cổ xưa này về sự thiết yếu phải ‘tiết chế’ không xóa đi nỗi lắng lo gây hụt hẫng. Trong ta trỗi dậy nghi vấn tại sao chúng ta phải lặng lẽ cho qua đi cái có thể, và chỉ bám vào cái tối thiểu? Có lẽ chúng ta đã giữ lại cái sai và cho trôi đi cái đúng, cái có thể cởi trói chúng ta, cái cứu chúng ta? Người ta không thể thử nghiệm một cách nghiêm túc mọi khả thể. Người ta chỉ có thể thử nghiệm những cái người ta đã thực sự khảo sát. Vì vậy người ta không bao giờ biết được, nói cách khiêm tốn chừng mực, liệu người ta đã đặt cược vào cái lầm hay không.
Vì vậy, thay vào đó, ‘mọi sự’, nghĩa là ‘mọi sự mức nào có thể’, phải được thử nghiệm, ngay cả người ta biết thực sự là không thể. Lắng lo gây hụt hẫng tiếp tục gặm nhấm giày vò. Người ta biết nỗi lắng lo gặm nhấm là ngớ ngẩn nhưng người ta không khử trừ được nó. Sự khôn ngoan ‘tiết chế’ chỉ còn như một phương tiện tinh thần của nỗi lo gây chưng hửng, trong nỗ lực tách ra bao nhiêu có thể, khỏi ‘cái đầy’ trống rỗng của những cái có thể. Như vậy sự khôn ngoan ấy một cách sâu xa là vô hiệu. Tất cả còn lại là niềm xác tín gây thất vọng rằng như thế cũng không ổn. Không chỉ có nỗi lắng lo gây chưng hửng mà nó còn chiếm hữu một con người. Nó không những kích hoạt cuộc sống mà còn hướng cuộc sống đi, đi vào cái trống không vô nghĩa.
Vậy có phải chúng ta chỉ còn tuần tự từ bỏ khát vọng hiện hữu, từ bỏ ý chí, ‘nhìn thấu’ bất cứ cái khởi sự nào của hành động là như cái bắt đầu của cái vô nghĩa? Nhưng có thể như thế không? Có lý không? Đó chẳng phải là ‘nghệ thuật’ sống trá hình, đó lại chẳng phải đơn giản là một hình thức khác của xung lực sống mù quáng, cố gắng tới đích bằng cách đó, trong trường hợp này ít nhất là hạnh phúc ‘bịt miệng’ được những khát vọng riêng? Có thực sự khả hữu nơi cõi riêng tư của một người, một toan tính mâu thuẫn một cách bí mật quay ngược lại về toàn bộ những cái ‘thuận’ bằng cách đem toàn bộ những cái ‘thuận’ thành toàn bộ những cái ‘không’? Vì hoạt động của ý muốn được sống tự nó cũng vẫn là một hành động, và kết quả nó xác nhận cái nó muốn đầu hàng. Liệu một người có thể cho trôi đi khỏi mình tất cả, để có thể đạt được khả năng êm đềm cho trôi đi mọi cái có thể của cá nhân, nếu người ấy không được kéo ra khỏi chính mình? Nhưng được kéo ra bởi ai?
Nếu cái chết cũng là cái sống, nghĩa là, từ bỏ cái tư riêng thực sự là không đánh mất nhưng được lại mọi sự, thì lo lắng gây chưng hửng bị đánh bại. Nếu như cái trống rỗng tự nó không thực sự là cái ‘tròn đầy’, chúng ta không thực sự nghiêm chỉnh tin vào mánh khóe chơi chữ biện chứng ‘rẻ tiền’ ấy. Cái ‘tròn đầy’ không phải là chập tất cả thành một, từ tổng số các khả thể riêng biệt, nhưng cái ‘tròn đầy’ có đó trước chúng ta như một Đấng duy nhất, toàn thể, tương lai ‘tuyệt đối’, mà trong ngôn từ Kitô chúng ta thường gọi là ‘Thiên Chúa’. Thiên Chúa sẵn lòng ban tặng chính mình cho chúng ta nếu chúng ta ‘buông tất cả’.
Quả thực chúng ta không đạt được cái tròn đầy này ngay khi tương lai tuyệt đối (bao hàm cái tròn đầy như còn sẵn đó và muốn ban tặng chính mình cho chúng ta) làm chúng ta có khả năng để buông trôi đi. Khi nào điều kỳ diệu này diễn ra, và một cách đơn giản chúng ta buông trôi đi, hòa hợp một cách êm thắm với nó, nỗi lắng lo chưng hửng được chinh phục tận gốc rễ. Thực tại tầm thường được tôn lên như lời hứa về một tương lai vô tận, chứ không như điều nào đó mang nghĩa là cái chết của tương lai. Chúng ta không thể chắc rằng tất cả những điều ấy xẩy đến cho chúng ta trong hiện tại, chúng ta chỉ có thể làm điều ấy như hành động chung cuộc, hành động tự nó chẳng thích thú gì, cũng chẳng cố ý khẳng định nó, một hành động xẩy ra cho ta tựa như một hành động tư riêng.
‘Thiên Chúa’, ‘ân sủng’, ‘ơn công chính’, ‘tự do’, ‘lòng tin’, ‘ân huệ’, ‘bổn phận’, và tất cả những ý niệm Kitô căn bản khác là những thực tại trong biến cố của sự lặng lẽ từ bỏ này, và chúng được hiểu một cách riêng tư như thế. Mọi sự hàm ẩn nơi những từ ngữ ấy, sự bỏ mình trong hy vọng tìm ra cái tròn đầy không thể hiểu nổi, diễn ra trong nơi sâu thăm thẳm không thể thấu đạt của sự tự do, khi cái tự do này để ‘buông trôi’ lặng lẽ, nghĩa là để cái tư riêng chết đi, mà tin trong hy vọng rằng bằng cách đó (và một cách thâm sâu chỉ bằng cách đó), cái toàn thể, cái tròn đầy, ‘Thiên Chúa’ sẽ được tiếp nhận. Điều này được thực hiện không chỉ để tiếp nhận cái toàn thể, vì cái tư riêng cũng có thể và phải được mong muốn trong tinh thần thầm lặng.
Trong từ ngữ Kitô loại từ bỏ bằng để cho sự việc chết đi trong lòng tin và lòng cậy được gọi là mang lấy thập giá của mình. Như một hành vi chấp nhận trong tự do, đó là thêm một bước trong chiều hướng cái chết không thể tránh được và đó là một bài tập luyện sơ khởi để chấp nhận cái chết của riêng mình, là phần không thể tránh thoát của mỗi chúng ta. Kinh Thánh gọi đó là ‘bỏ mình và vác thập giá đời mình’
Khi những phẩm hạnh nhân văn phát triển đầy đủ, cả khi những phẩm hạnh đó không được suy tư cụ thể tương xứng, sự tiếp nhận (thập giá) không chỉ xẩy ra trong cõi sâu thẳm của tự do (cùng với sự thể hiện khách quan thường xuyên hàm hồ trong lịch sử mỗi cá nhân), nó không đơn giản là ‘xẩy ra’, nó cũng biết về chính nó, dù trong hy vọng, không trong cách suy tư. Từ khi một người là một hữu thể thông hiệp qua lại với người khác và chỉ có thể nhận biết mình rõ rệt nhờ người khác, sự tiếp nhận này biết về mình nhờ tiếp nhận người khác, tiếp nhận người khác là đang vác thập giá mình như thực tại của cuộc sống. Trong người ấy sự tiếp nhận đó có thể được nhận thấy. Là Kitô hữu chúng ta tin chúng ta gặp Đức Giêsu Nazareth là ‘chính người khác ấy’, người đang mang thập giá mình. Sống như vậy, chúng ta không tin Người chỉ là một trường hợp ‘cung cấp gương lành’ cho chúng ta, mà thực sự cũng có thể không cần có đó. Đúng hơn chúng ta tin rằng Thiên Chúa đặt thập giá trên chúng ta, và hàm ẩn trong thập giá, là sự tròn đầy của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa muốn Đức Giêsu Nazareth, đã chấp nhận và hoạt động trong Thiên Chúa như chính hiện hữu của Thiên Chúa trong thời gian và lịch sử.
Sự ‘cung cấp gương lành’ là thực tại thật sự ban sức mạnh và tăng khả năng cho chúng ta. Vì lẽ đó Đức Giêsu đích thực là ‘nguồn sức cứu độ’, là Đấng cứu độ. Là Kitô hữu, chúng ta nhận biết Người là Đấng chịu đóng đinh, tuyên xưng Người là ‘Đấng Phục Sinh’, và nhờ sự hiệp nhất trong kinh nghiệm của Chúa Thánh Thần, Đấng tạo nên trong ta sự tự do vác lấy thập giá, và các Tông đồ chứng thực, chúng ta tin rằng trong cái chết này, chính sự sống của Thiên Chúa sẽ đến thay cho toàn bộ ‘thực tại người’ của chúng ta.
Một người mà trong hy vọng chẳng tìm khẳng định mình, ‘buông bỏ’ chính mình trong chiều sâu mầu nhiệm hiện hữu, qua đó sống và chết chẳng còn có thể phân biệt vì chúng chỉ được đón nhận làm một, thực sự tin vào Đấng đã chịu đóng đinh và đã sống lại, cả khi người ấy không biết điều ấy (biết bằng ngữ nghĩa). Tuy nhiên, ‘cái biết’ với người ấy hiển nhiên là tốt và đem lại lời hứa cứu độ. Bảo đảm là người được trao thập giá mà mang lấy như của riêng mình, đó là hành động tự do sâu xa.
Mang lấy thập giá đời mình có nhiều cách thức. Sau đây chúng ta đề cập tiêu biểu hai cách. Trước nhất là chấp nhận bị thất bại, được ‘tỉnh ngộ’, bởi cuộc sống. Điều ấy xẩy ra vào phút chót trong cái chết, miễn là người ấy thực sự không cố lừa dối mình về điều ấy, là điều không bao giờ hoàn toàn tiêu tan. Liên hệ đến điều ấy, phải không được quên rằng ‘cái đang chết’ vẫn diễn ra trong đời, vì như Thánh Grêgôriô Cả nói, cuộc đời chính là ‘ngập tràn cái chết’. Cách thức thứ hai, có lẽ là trường hợp gây thất vọng triệt để nhất, được ‘tỉnh ngộ’, xẩy ra khi một người yêu thương, dù tình yêu này không hay không còn ‘trang trải nổi’, cũng chẳng cố gắng tìm hài lòng trong chính nó như sự xả thân dũng cảm. Nỗ lực tạo ra loại hài lòng này, ở đáy cùng của sự bất khả, là đích nhắm của tất cả những cuộc tôn vinh cuộc sống, có thể gặp thấy trong những câu truyện tình cảm của tạp chí ‘Reader’s Digest’, trong đó mọi sự kết thúc có hậu, hạnh phúc và chẳng có bất cứ cái đắng đót trăn trở chân thực nào. Phải chăng không thật, là nhiều nhà tâm lý trị liệu dùng cũng phương thức điều trị này? Phải chăng người ta không có thể tránh đối diện sự kiện cuộc sống là một cuộc hấp hối, dù người ta biết khéo léo thu xếp các sự việc?
Hẳn nhiên có hai lối sống: Bị cuốn hút bởi nỗi trăn trở gây chưng hửng, và chấp nhận thập giá, mà thập giá ấy, được nhận thức rõ ràng hoặc không, là thập giá Chúa Kitô. Thật lạ lùng, mỗi cách sống ấy có thể học theo cách sống kia. Hầu như phải là như vậy, nếu không thì chúng ta có thể ‘đánh giá’ chính mình. Điều các nhà tâm lý sử dụng trực tiếp thì không bao giờ là một trong các lối sống này, nhưng theo nhận xét khách quan nhất, lối sống ấy luôn bấp bênh. Xem chừng nỗi trăn trở gây chưng hửng mang tính chất thần kinh, ngay cả xẩy ra một cách đáng khiển trách, có thể là chính sự hấp hối này, bởi đó, với sự thầm kín chấp nhận, thập giá cuộc đời phải mang lấy trong khổ sở. Điều cho thấy sự biểu lộ ‘khỏe khoắn’, ‘có cân nhắc’, có thể là hiệu quả của sự trăn trở gây chưng hửng, lôi kéo người ta tránh mang lấy thập giá.
Một người cơ bản không cần phải sợ rằng tiếp nhận thập giá đời mình thiết yếu gây ra thụ động và cam chịu, khi đối diện những phận vụ cụ thể của cuộc đời. Một người không sợ chết, hay đúng hơn, chấp nhận nỗi sợ chết cố hữu, có thể vui hưởng những điều tốt cụ thể của cuộc sống xẩy đến cho mình, vì chúng là lời hứa chân thực về một tương lai tuyệt đối. Người ấy có thể đánh liều trọn cả đời mình. Người ấy tự do yêu thương mà không màng đến chính mình. Người ấy không cần đòi hỏi quá nhiều hạnh phúc đời này và như thế chiếm được nó.
Linh mục Karl Rahner
Giám mục Gioan Đỗ Văn Ngân chuyển ngữ
Nguồn: giaophanxuanloc.net
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.