Đại hội FABC 50 – ngày VIII – Những thực tế đang nổi lên tại châu Á (phần 4)

FABC Media

Ngày 20. 10. 2022, Đại hội FABC 50 bước vào ngày làm việc thứ tám với Thánh lễ do Đức giám mục John Baptist Lee Keh-mien, giáo phận Hsinchu, Đài Loan chủ tế.

Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Kriengsak Kovithavanij – chủ toạ các phiên họp trong ngày- hướng dẫn lời cầu nguyện trang trọng xin Chúa Thánh Thần xuống trên Đại hội (the Adsumus). Giờ Kinh Sáng, do các Nữ tu Daughters of St. Paul, tỉnh dòng Philippines-Malaysia-Papua New Guinea-Thailand phụ trách qua hình thức trực tuyến.

Tiếp tục với phân đoạn về “Những thực tế đang nổi lên tại Châu Á”, Đức hồng y Kreingsak giới thiệu các đề tài thuyết trình trong ngày bao gồm: Đối thoại, hòa bình và hòa giải; Những thay đổi về địa chính trị và xã hội tác động đến châu Á; và Những suy tư về cách thức xây dựng những cầu nối trong bối cảnh đối thoại liên tôn giữa các tôn giáo, dưới ánh sáng của Tông huấn Evangelii Gaudium.

Đề tài 1: Đối thoại, Hòa bình và Hòa giải (Dialogue, Peace and Reconciliation)

Đức hồng y Charles Maung Bo, SDB

– Đức hồng y Charles Maung Bo, SDB, Chủ tịch FABC, khi trình bày về sứ mạng Đối thoại, hòa bình và hòa giải như một phương thức mới đối với Giáo hội châu Á, đã ngữ cảnh hoá Châu lục này như một xứ sở của cơ hội, sự lạc quan và sự bảo tồn tuyệt vời. Bổ sung ý tưởng về chiến tranh đã trở thành một lối sống ra sao, đồng thời mô tả nhiều mối đe dọa đối với hòa bình, Đức hồng y Bo nhấn mạnh sự cần thiết của Giáo hội là phải phản ứng, trở thành tác nhân của hòa bình, khởi xướng đối thoại, ủng hộ sự bình đẳng, và đứng lên nắm quyền với “đôi tay không vũ trang”. Khi lưu ý rằng mọi Năm Thánh đều mời gọi hoán cải – metanoia – Ngài khuyến khích “chúng ta hãy thử thách chính mình để biến việc kiến ​​tạo hòa bình thành công cuộc Tân Phúc Âm Hóa”. Kết thúc bài thuyết trình, Đức hồng y Bo mời gọi cử toạ hãy “đấu tranh cho hòa bình.

– Tiến sĩ Edmund Chia, giáo sư thần học và Đồng Giám đốc khoa Đối thoại Liên tôn của trường Đại học Công giáo Úc ở Melbourne, khi nhấn mạnh những thời điểm quan trọng trong hành trình đối thoại của Giáo hội Á châu, đã nêu bật những bài học có thể học được từ tiến trình này. Trình bày lịch sử của việc đối thoại, sự đánh giá cao các tôn giáo khác, và Giáo hội Á châu như một Giáo hội học hỏi, Tiến sĩ Chia ca ngợi FABC như là một điển hình, một điều rất đáng tự hào của một Giáo hội đối thoại.

– Ông Lawrence Chong, Đồng linh hoạt viên của Ủy ban Thượng hội đồng Tổng giáo phận Singapore (Co-Moderator for the Singapore Archdiocesan Synodal Committee) và Cố vấn của Bộ đối thoại liên tôn, (Consultor to the Dicastery for Interreligious Dialogue) khi đưa ra nhận xét trong bối cảnh đối thoại liên tôn giữa các tôn giáo, nhất là đối với giới trẻ, đã đề xuất những cách thức xây dựng cầu nối. Gợi ý rằng bộ phận lãnh đạo của Giáo hội cần thể hiện sự tín nhiệm đối với người trẻ, phát triển năng lực của người trẻ, và kiến tạo một tương lai của sự tham gia và đối thoại với người trẻ, ông Chong kêu gọi cử toạ hãy đối thoại với giới trẻ nhiều hơn nữa.

Phiên họp được tiếp tục với phần thảo luận chung và đặt câu hỏi.

Đề tài 2: Những thay đổi về địa chính trị và xã hội tác động đến châu Á

– Giáo sư Edmund Terence Gomez, giảng viên môn Kinh tế chính trị tại Khoa Kinh tế và Quản trị tại Đại học Malaya, trình bày chủ đề tiếp theo, “Những xu hướng chính trị và kinh tế thúc đẩy châu Á ngày nay” (The political and economic trends driving Asia today). Cung cấp một cái nhìn toàn diện về lịch sử chính trị của Châu Á, Giáo sư Gomez giải thích chi tiết về chế độ cai trị độc tài; phong trào sức mạnh nhân dân; tác động của tham nhũng đối với nền dân chủ và công nghiệp hóa cao; và bối cảnh của các cuộc đấu tranh địa-chính trị hiện tại. Ông nhắc nhở cử toạ rằng việc đặt câu hỏi “Nhà nước là ai?” Và Quyền lực nằm ở đâu?” là mấu chốt để hiểu các cấu trúc địa-chính trị tại quốc gia sở tại của mình.

Đề tài 3: Những suy tư về cách thức xây dựng những cầu nối trong bối cảnh đối thoại liên tôn giữa các tôn giáo, dưới ánh sáng của Tông huấn Evangelii Gaudium

Vào buổi chiều, linh mục Bryan Lobo SJ, Trưởng khoa tại Đại học Giáo hoàng Gregorian ở Rôma, thuyết trình đề tài “Giáo hội Á châu Loan báo Tin Mừng: Những cách thế xây dựng cầu nối trong bối cảnh đối thoại liên tôn đối với bên ngoài cũng như bên trong dưới ánh sáng của Tông huấn Evangelii Gaudium” (The Church in Asia Proclaiming the Gospel: Ways of building bridges in the context of inter- intra religious dialogue in the light of Evangelii Gaudium), đã nhắc lại sứ điệp của Đức giáo hoàng Phanxicô về việc trở thành những người hành hương bước đi cùng nhau. Nhấn mạnh tính thực tế của agape như là nguyên tắc cơ bản của văn kiện, mà trên đó, mọi sáng kiến ​​có thể được xây dựng, và trong đối thoại với các nền văn hóa và tôn giáo khác, thực tế quan trọng hơn ý tưởng như thế nào, cha Lobo nêu bật đặc điểm của đối thoại phải là sự cởi mở với sự thật và tình yêu ra sao.

Sau phần thuyết trình đề tài 2 và 3, các câu hỏi và thảo luận nhóm đã làm cho phiên họp trở nên sống động và hứa hẹn mang lại nhiều hiệu quả thực tế.

Sau đó, Linh mục Pedro Walpole, SJ, một nhà hoạt động bảo vệ một trường qua mạng (Network Catalyst) của tổ chức RAOEN (the River Above Asia Oceania Ecclesial Network), mô tả mục đích và nỗ lực của tổ chức trong việc bảo tồn sinh thái. Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì lương thực, môi trường và kế sinh nhai của người dân, đồng thời mời các tham dự viên kết nối với những người có thể giúp tạo ra sự thay đổi.

Ngày làm việc thứ 8 của Đại hội kết thúc với Bài ca Alma Redemptoris Mater do Đức hồng y Kriengsak chủ sự.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: fabc2020.org (20. 10. 2022)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi