Thánh Giáo Hoàng John Paul II được nhiều người trông/nhìn thấy hơn bất kỳ ai trong lịch sử.
Những đặc điểm nổi bật của các vị Giáo hoàng:
– ĐTC Innocent XII là vị Giáo hoàng để râu cuối cùng,
– Đức Clement VIII là người đầu tiên uống thử cà phê,
– Đức Leo X là người đầu tiên (và cuối cùng) nuôi voi như là một thú tiêu khiển,
– Đức Pius XI là người đầu tiên sử dụng điện thoại di động (vào năm 1932),
– và Đức Thánh Cha Paul VI (được gọi là “Đức Thánh Cha Hành hương”) là người đầu tiên đi tông du bằng máy bay, người đầu tiên ra khỏi Ý kể từ năm 1809, và là người đầu tiên đến thăm tất cả các châu lục.
– Nhưng Đức Thánh Cha John Paul II vẫn giữ kỷ lục là vị Giáo hoàng đã thực hiện nhiều chuyến tông du mục vụ hơn tất cả các vị tiền nhiệm cộng lại: ngài đã đi khoảng 721.052 dặm, tương đương với 31 chuyến vòng quanh thế giới. Do đó, Ngài đã được nhiều người nhìn thấy tận mắt hơn bất kỳ ai khác trong toàn bộ lịch sử nhân loại.
Ngài cũng là vị Giáo hoàng tại vị lâu thứ hai trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, chỉ sau Đức Piô IX, người đã trị vì 32 năm, từ 1846 đến 1878. Triều đại Đức Thánh Cha John Paul II bắt đầu vào năm 1978 và kết thúc bằng cái chết của Ngài vào năm 2005 – kéo dài 27 năm.
Những điểm nổi bật của Ngài thì không ngòi bút nào có thể ghi lại hết. Ngài được Tạp chí Time bình chọn là Nhân vật của năm 1994, và theo hãng nghiên cứu tổng hợp Gallup thì Ngài là người được ngưỡng mộ thứ tám trên thế giới. Ngài được cầu thủ bóng đá Anavid, ghi danh làm thành viên danh dự của các câu lạc bộ Túc cầu FC Barcelona, BV Borussia Dortmund, và Schalke – và cũng là một hội viên danh dự của câu lạc bộ Harlem Globetrotter!
Việc Thánh giáo hoàng John Paul II tông du để gặp gỡ các tín hữu đã tạo ra tiền lệ cho các vị Giáo hoàng tiếp nối cần thực hiện các chuyến tông du… Ngày nay, chúng ta quen thuộc với việc thấy các Đức Thánh Cha tông du khắp nơi trên thế giới, nhưng trong một thời gian dài nhiều thế kỷ việc thấy một Đức Thánh Cha đi tông du ra ngoài Rome là một điều đặc biệt.
Trong 500 năm đầu tiên của Kitô giáo, các Đức Thánh Cha chỉ rời khỏi Rome khi bị bắt buộc – như bắt đi lưu vong!… Trên thực tế, bị lưu đày là một thông lệ đã có ngay từ những ngày đầu sơ khai Giáo hội bị bắt hại… Như Đức Thánh Cha Clement I (vị Giáo hàong thứ tư, sau thánh Phêrô, Linus và Cletus) đã bị Trajan bắt đi lưu đày, và sau đó tử vì đạo, bị ném xuống Biển Đen vào năm 99… Đức Thánh Cha Pontianô (230-235) chết khi đang bị lưu đầy ở Sardinia. Đức Thánh Cha Cornelius (251-253) cũng qua đời sau một năm lưu đày ở Civitavecchia (chỉ cách Rome 80 cây số). Đức Thánh Cha Liberius (352-366) bị Constantius II đày đến Beroea… Lưu đày trong các trường hợp trên, dù có ra khỏi thành Roma nhưng không được coi là “tông du”.
Thanh Quảng sdb
(vietcatholic 21.09.2021)
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.