Đức Hồng y Parolin: Giáo hội không phải là nơi ẩn náu cho các phe phái, tập đoàn

Đức Hồng y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin tuyên bố trong buổi họp Hành động Công giáo, tại Hội trường Pius XI ở Vatican ngày 6 tháng 2: “Giáo hoàng chỉ có một, người nào không còn thẩm quyền này không còn là giáo hoàng.”

Đủ loại bình phẩm cho rằng Giáo hội là “nơi các phe phái đủ loại đụng độ nhau, nơi có các nhóm áp lực, nhóm quyền lực, các tập đoàn. Trong Giáo hội có tất cả, kể cả tội lỗi và tất cả chúng ta phải hoán cải. Mỗi ngày. Chúng ta không phải là nước Chúa đã được thực hiện. Chúng ta đang đi trên đường.” Đó gần như là lời kêu gọi cho các nhà báo, các nhà bình luận của hồng y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin.

Bên lề cuộc họp Hành động Công giáo, khi được hỏi về trường hợp của Giám mục Georg Gaenswein, theo tin đồn từ báo Đức thì giám mục đã được Đức Phanxicô “đình chỉ” công việc trong một thời gian vô hạn định, Đức Hồng y Parolin trả lời: “Không, tôi không muốn can thiệp vào việc luân chuyển.”

Thay vào đó, ngài trả lời về việc có “hai giáo hoàng” được bàn tán sau việc xuất bản quyển sách Từ sâu thẳm tâm hồn chúng tôi của Đức Bênêđictô XVI và hồng y Robert Sarah về bậc sống độc thân của linh mục: “Giáo hoàng chỉ có một, người nào không còn thẩm quyền này không còn là giáo hoàng. Điều này rất rõ ràng”.

Đối với hồng y Parolin, việc giảm thiểu Giáo hội thành các nhóm phe phái và tập đoàn là “làm nhục cho thực tế của Giáo hội”. Ngài nói: “Chỉ đọc theo quan điểm này thì không giải thích được gì cho Giáo hội.” Ngài xin, “vượt ra ngoài các phạm trù này, thay vào đó hãy xem có bao nhiêu điều tốt đẹp và tích cực đã được Giáo hội thực hiện, dù vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại trong mọi mối quan hệ giữa con người với nhau”.

Các lời này phù hợp với buổi hội nghị của Hành động Công giáo mang chủ đề “Sư phạm của sự thánh thiện, một thách thức chung cho tín hữu.” Ngài nói: “Chúng ta nhìn vào Giáo hội dưới góc độ riêng của nó, với một viễn cảnh siêu việt và không chỉ tự tại. Là một Giáo hội, chúng ta phải chú ý đến cám dỗ trần tục, hơi mang tính báo chí để mô tả chính Giáo hội theo cách thuần túy con người và theo xã hội học, định nghĩa Giáo hội theo các định hướng, đảng phái và xu hướng”.

“ Các Mối Phúc là mô hình của đời sống tín hữu kitô, trong “tinh thần khó nghèo.” Thánh thiện không cần phải làm những việc phi thường, vai trò chính là bác ái. Không phải là lý thuyết, một hiểm nguy mà Đức Phanxicô thường hay nhắc chúng ta: thành công, công việc, giàu có, quyền lực là những thực tế nhất thời không giải phóng con người, không tồn tại lâu”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch (phanxico.vn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi