ĐTC Phanxicô: Vào ngày sau hết, chúng ta chỉ có thể mang theo những gì mình đã trao tặng anh em

Trong bài huấn dụ trong buổi đọc Kinh Truyền Tin Chúa nhật ngày 18/11, ĐTC nhắc các tín hữu rằng lịch sử cá nhân và toàn thể nhân loại có mục đích là gặp gỡ cuối cùng với Chúa Giêsu và trong cuộc gặp gỡ này, điều duy nhất chúng ta có thể mang theo là những gì đã trao tặng cho tha nhân.

PopeFrancis_18Nov2018_03.jpg

Sau khi đã cử hành Thánh lễ tại đền thờ thánh Phêrô nhân ngày Thế giới Người Nghèo lần II sáng Chúa nhật ngày 18/11, vào lúc 12 giờ trưa, ĐTC đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin như thường lệ. Trong bài huấn dụ dựa vào bài Tin mừng theo thánh Mc 13,24-32, ĐTC mời gọi các tín hữu sống tốt giây phút hiện tại, tỉnh thức và luôn sẵn sàng khi chúng ta được gọi để trả lời về cuộc sống của chúng ta.

ĐTC nói rằng những lời của đoạn Tin mừng này nhắc nhớ đến trang đầu của sách Sáng thế ký, kể về việc sáng tạo mặt trời, mặt trăng, tinh tú, những thứ từ ban đầu cũ vũ trụ, đã chiếu sáng theo thứ tự của chúng và mang ánh sáng, dấu chỉ sự sống, còn bóng tối và hỗn mang là dấu chỉ của sự kết thúc.

Ánh sáng Chúa Giêsu sẽ chiếu tỏ sự thật về mỗi cá nhân

Ánh sáng trong ngày cuối cùng sẽ là ánh sáng duy nhất và mới mẻ: sẽ là ánh sáng của Chúa Giêsu đến trong vinh quang cùng với các thánh. Trong cuộc gặp gỡ đó, cuối cùng chúng ta sẽ thấy dung nhan của Người trong ánh sáng tràn đầy của Ba Ngôi; một dung nhan chiếu tỏa tình yêu, trước dung nhan đó, mỗi con người cũng sẽ xuất hiện với toàn bộ sự thật.

Lịch sử có điểm đến là cuộc gặp gỡ trong ngày cuối cùng với Chúa Giêsu

Lịch sử nhân loại, cũng như lịch sử từng cá nhân chúng ta, không thể không thể được hiểu như là một sự hình thành đơn giản bởi các từ ngữ và sự kiện không có ý nghĩa. Nó thậm chí không thể được giải thích dưới cái nhìn định mệnh, như thể tất cả mọi thứ đã được sắp đặt trước theo một số phận, và nó tước đi mọi không gian tự do, ngăn cản việc thực hiện những lựa chọn là kết quả của một quyết định thực sự. Trong Tin Mừng hôm nay, thay vào đó, Chúa Giêsu nói rằng lịch sử của dân tộc và của các cá nhân có một mục tiêu và một mục tiêu để đạt được: cuộc gặp gỡ dứt khoát với Chúa. Chúng ta không biết thời gian cũng như cách thức mà nó sẽ xảy ra; Chúa đã khẳng định rằng “không ai biết, ngay cả thiên sứ trên trời và người Con” (c. 32); mọi thứ đều được giữ kín trong mầu nhiệm của Chúa Cha. Tuy nhiên, chúng ta biết, một nguyên tắc cơ bản mà chúng ta phải đối diện: “Trời và đất sẽ qua đời nhưng lời của Ta sẽ không qua” (c. 31). Điểm quan trọng thực sự là điều này. Vào ngày đó, mỗi người chúng ta sẽ phải hiểu nếu Lời của Con Thiên Chúa đã chiếu sáng sự hiện hữu cá nhân của mình, hay mình đã quay lưng lại với nó, thích tin tưởng vào lời nói của chính mình hơn. Nó sẽ là giây phút, hơn bao giờ hết, khi chúng ta phó thác chính mình một cách dứt khoát vào tình yêu của Chúa Cha và tín thác vào lòng thương xót của Ngài.

Điều duy nhất chúng ta có thể mang theo là điều đã trao tặng cho tha nhân

Không ai có thể thoát khỏi khoảnh khắc này. Sự mưu mô mà chúng ta thường có trong cách hành xử để có được hình ảnh về mình như chúng ta mong muốn, sẽ không còn hữu ích nữa; cũng thế, sức mạnh của tiền bạc và các phương tiện kinh tế mà chúng ta dự tính sẽ mua mọi thứ và mọi người, không còn có thể được sử dụng nữa. Chúng ta sẽ không có gì ngoài những gì chúng ta đã đạt được trong đời này bằng cách tin vào Lời của Ngài: tất cả và hư vô của những gì chúng ta đã kinh nghiệm hoặc quên thực hiện. Chúng ta chỉ còn có thể mang theo mình những gì mà chúng ta đã trao tặng, đã cho người khác.

Chúng ta cầu xin Đức Trinh nữ Maria khẩn cầu để việc nhận ra sự tạm bợ của mình trên thế gian này và giới hạn của mình không làm chúng ta chìm vào nỗi thống khổ, nhưng kêu gọi chúng ta có trách nhiệm với chính mình, với tha nhân của chúng ta, và với toàn thế giới.

Hồng Thủy

(VaticanNews 18.11.2018)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi