3. Đức Piô 5, năm 1571, lập lễ Đức Mẹ Mân côi và ấn định mừng vào ngày 7 tháng 10 hằng năm.
4- Ðức Piô thứ 9 (1846-1878) tăng cường sự ủng hộ bằng nhiều ân xá ban cho những giáo dân tích cực tham gia việc tôn sùng Mẹ Maria bằng kinh Mân Côi trong tháng Mười.
5- Ðức Leô 13 (1878-1903) phổ cập việc đạo đức này khắp thế giới:
a/ Bằng nhiều Thông Ðiệp, Sắc lệnh, nhất là thông điệp Supremi Apostolatus, đề cao việc tôn sùng Kinh Mân Côi, ca ngợi, cảm mến và cầu xin với Mẹ Chúa Trời trong Tháng Mười.
b/ Ngài ban nhiều ân xá và đại xá đặc biệt cho những ai sùng kính Kinh Mân Côi.
Từ đó, tháng 10 đã trở thành tháng Mân côi kính Đức Mẹ.
6- Chính Ðức Trinh Nữ Maria ngày 13 tháng 10 năm 1917 tại Fatima đã xưng mình là “Đức Mẹ Mân côi”, hiểu được là Mẹ muốn con cái tôn kính Mẹ trong tháng Mười, tháng Mân Côi của Giáo hội.
Thực hành:
Tháng Mẹ về, lòng chúng con tràn ngập yêu mến, yêu mến Mẹ từng giây, từng phút, yêu mến Mẹ trong ý nghĩ, trong lời nói, trong việc làm. Lòng trìu mến đó quyết thể hiện bằng:
1- Mỗi ngày đọc ít là 10 kinh Kính mừng như 10 bông hoa hồng kính Mẹ.
2- Mỗi ngày nếu có thể, đi dự Lễ và Rước Chúa sốt sắng kính Mẹ.
3- Hằng tuần chầu Thánh Thể, đọc kinh Mân côi với cộng đoàn, dâng lễ, rước lễ kính Mẹ.
4- Dự lễ kính Đức Mẹ Mân côi vào ngày 7 tháng 10.
Tìm hiểu gốc tích kinh Mân côi
Thánh Ðaminh (Đôminicô 1170-1221) được mời đi giảng cho bè lạc đạo Albigensê, nước Pháp, bè này ở vào thời Trung cổ, li khai với Hội thánh, chủ trương vũ trụ có thần thiện thần ác điều khiển, còn Chúa Kitô thì hão huyền không thật. Qua nhiều cố gắng, ngài không lôi kéo được ai trở về cùng Hội thánh.
Ngài chạy đến cùng Ðức Trinh Nữ Maria, van nài Mẹ nhận lời mới thôi.
Từ thành Toulouse, Ngài vào tận rừng sâu, ở đó ba ngày đêm ăn chay cầu nguyện không ngừng.
Khi thánh nhân xuất thần, Mẹ Thiên Chúa hiện ra huy hoàng tuyệt mỹ, có ba nữ hoàng theo hầu. Mỗi nữ hoàng lại có 50 trinh nữ theo hầu.
Nữ hoàng thứ nhất, cũng như đoàn tùy tùng mặc y phục trắng. Nữ hoàng thứ hai y phục đỏ. Nữ hoàng thứ ba mặc áo bằng vàng sáng chói hơn hết. Ðức Trinh Nữ phán:
– “Ba nữ hoàng tiêu biểu cho ba Tràng hạt; năm mươi trinh nữ tùy tùng mỗi nữ hoàng là 50 kinh Kính Mừng của mỗi Tràng Hạt; màu trắng nhắc lại các Mầu nhiệm Vui; màu đỏ, các Màu Nhiệm Thương; và màu vàng, các Mầu Nhiệm Mừng”.
Các mầu nhiệm Nhập Thể, Giáng Sinh, Ðời Sống và Khổ Nạn của Con Mẹ, cũng như các mầu nhiệm Sống Lại và Lên Trời đều chứa đựng trong kinh Kính Mừng và kinh Lạy Cha.
“Ðó chính là Tràng Chuỗi Mân Côi, nghĩa là Triều Thiên trong đó Mẹ tìm thấy trọn niềm hoan lạc. Con hãy truyền bá khắp nơi kinh ấy, và các người lạc giáo sẽ trở lại, các tín hữu sẽ vững tin và sẽ được phần rỗi muôn đời”.
Ðược phấn khởi, thánh Ðaminh vội về Toulouse, đi ngay vào nhà thờ. Theo như lời truyền khẩu khi đó chuông tự dộng vang lên inh ỏi. Nhân dân bỡ ngỡ nghe chuông đánh vào giờ khác thường, ồ ạt kéo nhau đến nhà thờ.
Thánh Ðaminh lên toà giảng nói đến phép công thẳng của Thiên Chúa ngày phán xét. Ðể tránh sự chí công đó, chỉ có phuơng thế chắc chắn là cầu khẩn với Mẹ Maria nhân từ.
Thánh nhân giải thích Kinh Mân Côi và đọc to. Mọi người hưởng ứng lần hạt Mân Côi.
Hiệu quả của kinh Mân côi thật lạ lùng: Trên 100 ngàn người lạc giáo dần dần qui chánh, vô số tội nhân trở về trong một thời gian ngắn ngủi.
(Theo Lm Nguyễn Tri Ân OP,
Tháng Mân côi, Chân lý, 1964, Lời tựa trang 7-9)
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.